3 trường hợp phải biết về Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn Cronbach’s Alpha của nhóm

Trong quá trình kiểm định độ tin cậy, nhóm nghiên cứu có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến việc các hệ số không đạt chuẩn yêu cầu. Trong đó, chỉ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted có thể gây khó khăn khi có giá trị lớn hơn Cronbach’s Alpha của nhóm.

Có nhiều lý do dẫn đến sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha thì gặp phải trường hợp Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn Cronbach’s Alpha của nhóm. Vậy khi đó nên giữ hay loại biến tiềm ẩn này? Hãy cùng đọc bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt phần mềm SPSS 27, 26, 20 Full Bản Quyền

3 Trường Hợp Phải Biết Về Cronbach'S Alpha If Item Deleted Lớn Hơn Cronbach'S Alpha Của Nhóm

3 trường hợp phải biết về Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn Cronbach’s Alpha của nhóm

Giả sử thang đo ban đầu bao gồm 4 biến, được ký hiệu từ SFF1 đến SFF4. Khi chạy phân tích Cronbach’s Apha thì thu được: (1) hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của SFF bằng 0.748 > 0.6, (2) hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha if Deleted của SFF4 bằng 0.904 > 0.748 là hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của SFF, và (3) biến quan sát SFF4 có tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) bằng 0.069 < 0.3. Biến quan sát SFF4 giải thích ý nghĩa rất yếu cho nhân tố nên sẽ bị loại khỏi thang đo, và tiếp tục kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ hai.

7.Chay Cronbachs Alpha Tren Spss 7 E1721115299131

Giá trị Cronbach’s Alpha của thang đo khi chưa loại SFF4

Trong lần chạy lại sau khi loại SFF4, thang đo SFF đạt độ tin cậy, các biến quan sát đều có ý nghĩa giải thích tốt cho nhân tố SFF.

9.Chay Cronbachs Alpha Tren Spss 9 E1721115338362

Giá trị Cronbach’s Alpha của thang đo sau khi loại SFF4

Lý do có thể dẫn đến Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn Cronbach’s Alpha của nhóm

Trường hợp Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn Cronbach’s Alpha có thể xảy ra khi loại bỏ một câu hỏi khỏi thang đo khảo sát dẫn đến tăng độ tin cậy của thang đo. Điều này thường được gọi là nghịch lý Cronbach.

  • Câu hỏi bị loại bỏ có thể là một câu hỏi sai lệch hoặc không liên quan: Việc loại bỏ một câu hỏi sai lệch có thể làm tăng độ tin cậy của thang đo bằng cách loại bỏ nhiễu và cải thiện sự nhất quán trong các câu hỏi còn lại.
  • Câu hỏi bị loại bỏ có thể đo lường một cấu trúc tiềm ẩn khác: Việc loại bỏ một câu hỏi đo lường một cấu trúc tiềm ẩn khác có thể làm đơn giản hóa cấu trúc thang đo và cải thiện độ tin cậy của các câu hỏi còn lại.
  • Kích thước mẫu nhỏ: Khi kích thước mẫu nhỏ, α có thể nhạy cảm hơn với những thay đổi nhỏ trong thang đo. Loại bỏ một câu hỏi có thể làm tăng α chỉ đơn giản do sự thay đổi ngẫu nhiên trong dữ liệu.

Giải pháp cho các trường hợp

STT
Trường hợp
Giải pháp
1
– Cronbach’s Alpha của nhóm nhỏ hơn 0.7
– Biến quan sát có Corrected Item – Total Correlation nhỏ hơn 0.3
– Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn 0.7
Loại biến quan sát đó
2
– Cronbach’s Alpha của nhóm lớn hơn 0.7
– Biến quan sát có Corrected Item – Total Correlation nhỏ hơn 0.3
– Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn 0.7
Loại biến quan sát đó
3
– Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm lớn hơn 0.7
– Biến quan sát có Corrected Item – Total Correlation lớn hơn 0.3
– Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn 0.7
Giữ nguyên thang đo, không loại biến

Vì đây là một trường hợp ít được công bố trong các tài liệu chính thức, bạn có thể tham khảo tài liệu từ ResearchGate để biết thêm chi tiết từ các chuyên gia về vấn đề này.

Giá trị Cronbach’s Alpha if Item Deleted nếu lơn hơn Cronbach’s Alpha sẽ gây ra một số trường hợp khiến cho bạn chậm trễ việc phân tích.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm định độ tin cậy từ Cronbach’s Alpha, bạn có thể tham khảo Dịch vụ chạy thuê SPSS của xulysolieu.info

Bài viết này hữu ích với bạn?

Bình luận

Bài liên quan
error: Nội dung bản quyền !!